Lướt qua lịch chiếu của một số đài truyền hình, có thể thấy rõ games show truyền hình có mặt rất nhiều trong lịch chiếu của các đài như Bước nhảy Hoàn vũ (Dancing with Stars), Chinh phục đỉnh cao (Popstar to Operastar), Người dấu mặt (Big Brother Vietnam), Thần tượng âm nhạc Việt Nam. Vietnam Idol, Giọng ca Việt (The voice), Vũ điệu đam mê (Got to dance), Siêu mẫu việt Nam (Vietnam next top model)…. Việc truyền hình có games show nhiều và trở nên bão hoà đã là chuyện bình thường. Tuy nhiên, liệu rằng người tham dự games show và khán giả có được nhiều lợi ích từ các chương trình này?
Danh tiếng hay tai tiếng
Trước tiên, Games show mang lại sự nổi tiếng cho người chơi. Năm 2010, Uyên Linh đăng quang Thần tượng âm nhạc Việt, Văn Mai Hương á quân. Cả hai sau khi đạt giải đều có những bước tiến trong sự nghiệp âm nhạc. Chương trình Giọng hát Việt The Voice cũng không là ngoại lệ. Khán giả xem chương trình được thưởng thức những bữa tiệc âm nhạc tuyệt vời.
Còn đối với chương trình Người Mẫu Việt Nam – Việt Nam next top model, các quán quân đăng quang của các mùa giải đều có bệ phóng để tiến xa hơn. Nhưng khán giả xem chương trình đôi khi cảm thấy không mấy hiểu ý tưởng của giám khảo hoặc không mấy ủng hộ cách dẫn dắt, đánh giá thí sinh của giám khảo vì nó không thực sự hài hoà với tính cách Việt.
Với các games show mà người chơi là những người đã được công chúng biết tới như Bước nhảy Hoàn vũ, Gương mặt thân quen thì đây như một cơ hội để tên tuổi được đánh bóng hơn và khán giả cũng được dịp giải trí.
Tuy nhiên, không phải đến với cuộc thi này, ai cũng được nổi tiếng. Ngược lại, nhiều người lại trở nên tai tiếng. Ví dụ như sự việc gần đây của chương trình Người giấu mặt, khi thí sinh khoả thân và hình ảnh được tung lên các trang mạng xã hội. Hoặc trong chương trình Giọng hát Việt, trong một mùa giải, một nữ giám khảo đã bị ghi âm và bị đưa ra công chúng với những lời nhận xét không mấy hay đối với các thí sinh.
Đầu tư
Ngoài chuyện về tiếng tăm, việc tham gia cuộc thi cũng là một khoản đầu tư không nhỏ đối với những người muốn một lần thể hiện trước công chúng tài năng bản thân. Nếu đăng quang, có thể những chi phí ấy được bù đắp, nhưng nếu không, khoản tiền ấy không hề nhỏ. Vì vậy, việc xác định tham gia thi không chỉ phụ thuộc vào tài năng mà còn phụ thuộc vào khả năng tài chính.
Chất lượng
Về mặt chất lượng, hầu hết các games show hiện nay đều được mua bản quyền từ nước ngoài. và hầu hết đều mang đậm tính giải trí, ít chương trình mang tính giáo dục cao.
Cuối cùng, việc các games show ồ ạt xuất hiện dường như khiến cho người xem hoang mang, liệu rằng có sự chương trình ấy thực sự hay cho khán giả thưởng thức hay thực ra các đài truyền hình mong muốn có nhiều show, cùng nhiều chiêu trò để thu hút người xem nhằm bán quảng cáo?
Thông tin liên quan: